Tôi có đọc ở đâu đó “Sài Gòn vẫn rất dễ thương. Cái tên dù lạ con đường vẫn quen”. Sài Gòn đi qua bao thương đau, nay vươn mình sang trang lịch sử bằng sự đổi thay tân tiến dễ thấy. Khi lịch sử sang trang, Sài Gòn dần “thay da đổi thịt”, nhưng đâu đó vẫn giữ cho riêng mình những ưu tư về một thời quá vãng bằng những nét đẹp cổ kính, cái hồn xưa nhưng không cũ. Có những địa danh, con đường đã biến mất khỏi Sài Gòn, có nhưng nơi đang lụi tàn, mà lại có những nơi được phục hồi và trở thành địa điểm ghé thăm nhất định phải ghé một lần của người Việt lẫn khách nước ngoài. Và có lẽ những địa danh vẫn “lưu luyến” chút ít về thời xa xưa của một Sài Gòn mang dấu ấn lịch sử.
- Chủ nhật Sài Gòn cùng Bò Kho Cô Mai!!!
- “Nhà bao việc” nhưng cũng phải tạm gác lại để “chén sạch” Bò Kho Cô Mai
- Bò Kho Cô Mai – Một chốn bình yên giữa lòng Sài Gòn
Sài Gòn đã trải qua hơn 300 năm lịch sử, từ một thành phố thuộc địa với cái danh xưng mĩ miều ẩn nấp sau một mảnh đất vốn chồng chất những hưng phế – “Hòn ngọc Viễn Đông”, ấy thế mà nay đã vươn mình trở thành thành phố sầm uất, lớn nhất cả nước. Sài Gòn vang bóng chẳng có biển xanh non cao, cũng chẳng có những khu du lịch sinh thía thám hiểm nổi tiếng và ấn tượng nhưng vẫn đủ thu hút người ta bởi những công trình kiến trúc mang đậm dấu ấn lịch sử và cả văn hóa ẩm thực thật đặc sệt Sài Gòn. Sài Gòn nay dù đủ dân thập phương tứ xư nhưng vẫn lặng thầm giữ cho riêng mình những nét “hào hoa” chỉ riêng Sài Gòn, vì thế dù thế nào thì Sài Gòn cũng là một thành phố thật đẹp và đáng sống. Giống như lời ca ý nhạc “Sài Gòn đẹp lắm, Sài Gòn ơi, Sài Gòn ơi,…!!!” Cảm nhận cả một Sài Gòn dễ thương lắm, chẳng phô trương kệch cỡm mà giản dị, gần gũi lắm.
Nói đến văn hóa ẩm thực thì Sài Gòn quả thực là một địa điểm thỏa thê cái thói “háu” ăn cho mọi người; bởi ngoài những món truyền thống của Sài Gòn là cơm tấm, phở, bò kho, bánh mì, phá lấu, gỏi khô bò, … thì còn là những món ăn được “du nhập” và trở thành một trong những món được ưa chuộng và mang tên đặc trưng cho món ăn vùng miền ở đấy như bún bò Huế, hủ tiếu Nam Vang, bánh xèo Bình Định,…
Bò kho có nguồn gốc từ rất lâu tại Sài Gòn từ thời Pháp thuộc đến nay nó vẫn luôn được xem là món ăn đặc trưng tại Sài Gòn. Hồi xưa, món bò kho được người Sài Gòn chuộng lắm, đi từ nhà hàng sang trọng đến hàng rong bên đường nơi nào cũng có món bò kho, để mà đi cách xa cả chục thước vẫn “nghe” được cái mùi nồng nàn của bò kho nó vương vấn mình. Mà món bò kho hồi xưa nào có được nấu theo kiểu thịt chắc, miếng to, nhiều gân nhiều mỡ như bây giờ, bởi hồi xưa thịt mà mua về nguyên tảng rồi cắt theo kích thước vừa ăn của mình thì chỉ dành chơ những “người có tiền” họ mới mua về họ “thưởng thức” thôi hoặc những cửa hàng sang trọng mới mua về để nấu và bán với giá đắt đỏ thôi. Bò kho được thưởng thức theo kiểu đó thì chẳng chuộng cho bằng cái món bò kho được nấu theo kiểu “bạc nhạc” thịt bò vụn được bán đầy ở các chợ, giá lại rẻ hơn rất nhiều lần so với thứ thịt bò chất lượng được nấu trong các nhà hàng. Mà hồi đó người ta lại chuộng nhiều cái kiểu cách ăn chẳng mấy “kiểu cách”, chỉ đơn giản là xin cái ghế nhỏ nhỏ lụp xụp của cô chủ hàng rong, rồi ngồi xòa bên vệ đường, cầm trong tay tô bò kho với ổ bánh mì mà chấm chấm rồi húp soàn soạt. Bánh mì luôn được người bán giắt vào 2 bên hông của xoong bò kho đang được giữ lửa bằng chiếc lò than hồng con con, vậy mà có sức nóng dữ dằn lắm, bởi nhờ nó mà bò kho luôn được nóng ấm và đặc sệt lắng đọng gia vị, ăn cho đậm đà nồng nàn tràn đầy dư vị.
Sài Gòn thay đổi, làm món bò kho cũng có phần thay đổi. Mó bò kho được bán một cách sang trọng chỉ có tại các nhà hàng lớn ngày xưa với thịt bò chắc nịch thế mà lại như một tiêu chí quá mức bình thường của món bò kho ngày nay, bát bò kho ở bất kỳ quán nào bán mà chẳng nhiều thịt, lại chẳng đa dạng gân sườn non, sụn,…. Nhưng bây giờ muốn tìm quán ăn chuẩn vị bò kho cũng khó, vì nhiều quán họ chạy theo lợi nhuận mà làm hương vị không được chất lượng được, nhiều khi cái hương vị được thêm thắt nhân tạo vậy sao mà bằng cái món bò kho được hòa quyện sự tinh tế của những gia vị tự nhiên. Thật người ta nói chẳng sai, cái gì lâu đời thì cái đó hẳn là chính hiệu. Quả thật, muốn thưởng thức sự chuẩn vị của bò kho phải tìm cho bằng được quán bò kho có hương vị chẳng bởi sự nêm nếm tài tình của người nấu mà còn là sự nêm nếm chan chứa dòng chảy thời gian của Sài Gòn, bạn nhỉ?