Tiếp theo chuyên mục về lại chút kí ức Sài Gòn với những thước quà tuy chẳng thể gọi là quà quê, nhưng tất cả chúng lại nằm gọn ghẽ đâu đó trong miền kí ức của chẳng riêng người Sài Gòn mà phải gọi là tất cả những ai đã từng gắn bó với Sài Gòn đây! Cũng chẳng phân biệt già trẻ lớn bé gì cả, mà đơn giản chỉ là vùng kí ức của người mang trái tim Sài Gòn, bởi đến Sài Gòn dù chỉ một ngày thì cũng sẽ có những kỉ niệm dành cho Sài Gòn, ôi đôi khi đơn giản chỉ là con đường nọ đông nghẹt toàn người là người, đôi khi lại là con hẻm ngập tràn đồ ăn mà mình nếm phát ngon quá quên lối về,…
Ở với Sài Gòn dẫu lâu dài hay có ngắn ngủi thì cũng đọng lại trong lòng người ta những nhớ thương cuồn cuộn chảy xiết mà người ta đôi khi chẳng hay đâu. Cứ buột miệng “ở Sài Gòn có cái này hay lắm!”, “Đi Sài Gòn là phải ăn món này….. thêm món này nữa….”, “À thì Sài Gòn có đường kẹt xe lắm, có đường thì lại vắng te…”, những nhớ thương đó gói ghém trong hai tiếng thân thương “Sài Gòn”. Hãy cùng Bò Kho Cô Mai – Since 1984 dạo chơi trong vùng trời ẩm thực Sài Gòn để tìm về giây phút kỉ niệm gắn bó với Sài Gòn nhé!
- Ăn rong Sài Gòn cùng những món ăn truyền thống (P1)
- Hẹn bạn một bữa ăn ấm áp tại Bò Kho Cô Mai – số 6, Thăng Long, P4, Tân Bình
- Trời mưa thì kệ trời mưa, nhưng mà không kệ Bò Kho Cô Mai được
4. Bò kho truyền thống Sài Gòn
Bò kho có từ thời Pháp thuộc và trở thành món ăn được ưa chuộng đến ngày nay tại Sài Gòn. Thời xưa món bò kho được nấu từ thứ thịt vụn bạc nhạc ở các chợ, mà thời đó thịt thì quý như châu, có nhiều đâu mà nấu cho nhiều thịt chắc bụng. Người nấu sẽ mua nạc vụn thịt bò rồi trộn với vụn thịt heo để làm nguyên liệu chính nấu bò kho, thịt thì chỉ có mấy vụn mỏng tang tượng trưng vậy mà người ta cũng ăn ngon lành lắm, đầu xóm cuối hẽm, ngoài đường lớn hay góc phố nhỏ,… đâu đâu cũng có gánh hàng rong bán buôn bò kho tấp nập.
Quả thật, bò kho ngày xưa được người Sài Gòn ưng lắm, đi từ cửa hàng sang trọng đến quán ăn bên đường lúc nào cũng nghe được mùi thơm của món ăn lan tỏa trong không khí như “chèo kéo” người ta vào thưởng thức. Thời đó người ta chuộng ăn bò kho với bánh mì hơn cả, nhưng bây giờ nhiều cách chế biến bò kho cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng lắm, vì thế cũng kéo theo nhiều cách ăn như hủ tiếu bò kho, phở bò kho, mì bò kho,….
Đối với món bò kho ăn kèm với bánh mì, nước dùng sẽ phải thật đậm đà để khi ăn kèm với bánh mì có thể được vừa miệng nhất. Còn những món hủ tiếu và mì ăn kèm với bò kho thì nước dùng được nấu loãng hơn, nhưng vẫn đủ độ beo béo, mằn mặn lại ngọt ngọt nữa, nhưng tất cả chỉ ở mức độ vừa ăn. Nếu ai mà chưa cảm thấy “tới” thì có ngay những lọ gia vị kế bên như tương ớt, tương đen, muối ớt, muối tiêu chanh,…Lại cho thêm xíu rau thơm với quế, ngò gai ngò ôm là đủ ngon “xỉu”
5. Phá lấu Sài Gòn
Phá lấu được làm từ lưỡi, tai, ruột cho đến bao tử heo, bò hay vịt. Phá lấu thường được ăn kèm với bánh mì, cơm, cháo… Ai mà muốn ăn kèm với rau thì chọn cho mình ít rau quế và rau răm the the cay cay kích thích vị giác.
Món này mà ăn lai rai cùng bạn bè thì còn gì bằng, thường món phá lấu sẽ được ăn vào buổi tối hơn là những buổi khác trong ngày, cũng chẳng biết tại sao, chắc có lẽ người Sài Gòn quan niệm buổi tối mới là giờ để buông “xỏa” ăn uống tụ họp bạn bè. Mà đôi khi, cũng có những người dùng món phá lấu như món nhậu nhăm nhi cùng ly rượu chén chú chén anh cũng vui đáo để.
Ăn phá lấu phải nóng thì mới ngon, ấm đến cả dạ dày, lại thêm cái sực sực đến từ “nhân” thì chỉ có ăn ngon cười khà.
6. Hoành thánh
Tinh hoa ẩm thực Sài Gòn còn là sự tiếp thu với ẩm thực các nước giao lưu với Việt nam từ thời “Hòn Ngọc Viễn Đông” vì thế món hoành thành có nguồn gốc từ Quảng Đông – Trung Quốc ấy mà lại du nhập vào Sài Gòn mà trở thành món ăn được ưa chuộng biết bao. Có thể nói hoành thánh là một trong những món ăn của người Hoa rất “được lòng” dân Sài Gòn.
Phần nhân bên trong hoành thánh khá là “dày”, bao gồm tôm và thịt nạc xay. Hôm nào mà đói, ghé quán hoành thánh quen thuộc, gọi nhanh một tô hoành thánh nóng hổi rồi ngồi nhâm nhi là tuyệt vời biết bao. Chỉ cần cắn một miếng hoành thánh, húp soàn soạt miếng nước lèo ấm nóng sẽ cảm nhận được vị tôm lẫn thịt hòa quyện ngon ngọt tuyệt vời. Sẽ rất ngon nếu kết hợp thêm xíu mì và xá xíu để tạo thành món hoành thánh mì xá xíu siêu đặc biệt, nhìn là thấy ghiền thôi chứ, lại phải “chiến cho bằng hết” cho bỏ cơn thèm nữa cơ!