Vào những năm trước 1975, người Pháp đặt tên cho Sài Gòn bằng cái tên lãng mạn là “Hòn ngọc Viễn Đông”, nghe thì trìu mến thân thương là thế nhưng đánh đổi giữa cái danh xưng ngọt ngây ấy là cảnh khốn cùng của người Việt Nam khi phải chịu sự bóc lột đến tủi nhục để duy trì sự xa xỉ đó cho người Pháp.
“Ngủ khách sạn Majestic, ăn thịt bò beefsteak, uống rượu chát vùng Bordeaux, thưởng thức xì gà La Habana, săn bò rừng, lấy da cọp, hút thuốc phiện và chơi gái thì, với thủy thủ tàu viễn dương và đám thực dân đến từ Viễn Tây, Sài Gòn được ngợi ca là hòn ngọc Viễn Đông đâu có gì lạ. Nó hoàn toàn không phải là “hòn ngọc” với thợ thuyền người Việt ở xưởng đóng tàu Ba Son, cu li bốc vác ở cảng Sài Gòn, phu xe kéo và đông đảo người dân bản xứ mang trên mình bản án kiếp nô lệ, kẻ mất nước…” – Theo cụ Vương Hồng Sển ghi chép lại.
- Bò Kho Cô Mai – Điểm đến quen nhớ cho những tín đồ cuồng bò kho chuẩn vị!
- Hiếm khi có quán nào lại vừa kết hợp chất xưa cùng công nghệ thời @ như Bò Kho Cô Mai!!!
- Bò Kho Cô Mai – Since 1984 xin gửi những lời chúc thân thương nhất mừng 20/10!!!
Tuy lối sống “Hòn ngọc Viễn Đông” – thứ Pháp kiều đang cư ngụ trên đất Việt – chỉ có một lịch sử ngắn củn cởn ở Việt Nam, nhưng lại khá áp chặt vào đời sống người Việt ta qua những phong cách áo quần là lượt táo bạo, qua cả con xe, cái bảng hiệu,… Cả trong cách ăn uống cũng có những thay đổi nhất định và tiêu biểu thời đó phải kể đến món bò kho được xuất hiện từ đây – thời Pháp thuộc và được “ưu ái” tại Sài Gòn. Thời đó, thịt bò vụn, gân bò, bạc nhạc ở Sài Gòn bán rất rẻ. Mấy bà vợ giới đầu bếp bình dân thường mua về nấu bò kho bán trong hẻm, trong xóm. Bò kho có mặt ở khắp mọi nơi tại Sài Gòn, từ các chợ, ngoài trời, quán cà phê bình dân đến nhà hàng sang trọng. À thì quán bình dân thì miếng thịt bò mỏng tang tượng trưng cho có, mà quán sang trọng thì “có cái có nước” ngon lành hơn.
Thế rồi sau 1975, kết thúc những tháng ngày hào nhoáng ấy, “Hòn ngọc Viễn Đông” dần thay màu áo qua “Chiến tranh Việt Nam”, còn xác xơ sau cơn trụy lạc là diện mạo chỉ một Sài Gòn hoang tàn.
Năm này tháng nọ nhanh qua đi, màu áo Sài Gòn hoang sơ điêu tàn cũng dần thay sắc, màu của bình đẳng tự do được bao phủ. Những ngày yên ả cứ nối đuôi nhau đến, Sài Gòn bỗng chốc như chiếc ghe neo đậu nghĩ ngơi ở bến Việt Nam.
Cái danh xưng “Hòn ngọc Viễn Đông” âu chỉ còn là ngôn ngữ của những người đã đi gần quá nửa cuộc đời, sắp nhỏ mới lớn “điểm mặt gọi tên” mấy đứa mà biết cho được ấy hoá ra là Sài Gòn. Vài năm nữa, cái danh xưng nghe mỹ miều nhưng kéo theo bao hệ lụy ấy sẽ biến mất hẳn, để lại cho Việt Nam chỉ một danh xưng là Sài Gòn. Ấy vậy mà lại hay!
Sài Gòn không chỉ đơn giản là của người Sài Gòn mà còn là của cả dân tộc Việt Nam, là danh xưng đáng tự hào mà không gượng ép một giới hạn khôn nguôi. Quả thật, xin hãy gọi “Hòn ngọc Viễn Đông” chỉ là Sài Gòn mà thôi!
Và Bò Kho Cô Mai – Since 1984 tuy “sinh sau đẻ muộn”, nhưng lại được thai nghén hình hài từ thuở mà mẹ của cô Mai – cô chủ quán Bò Kho Cô Mai bây giờ, quyết định bán bò kho bên cầu Băng Ky. Mãi cho đến khi Cô Mai nối nghiệp mẹ, cô vẫn chọn cây cầu Băng Ky làm địa chỉ ghé thăm quen thuộc cho nhiều người, vẫn với món bò kho ngập tràn hương vị truyền thống mộc mạc đặc sệt Sài Gòn, thì cái tên Bò Kho Cô Mai – Since 1984 mới dần quen nhớ với nhiều người.
Thế rồi, với diện mạo mới cùng mặt bằng hẳn hoi, vào tháng 7/2019 ngay số 6 Thăng Long, P4, Quận Tân Bình, TPHCM thì chỉ sau 2 tháng, quán lại chuẩn bị khai trương chi nhánh mới ngay số 25 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1, TPHCM (đoạn đường 2 chiều). Cùng với hai chi nhánh trên, Bò Kho Cô Mai – Since 1984 mong muốn rằng sẽ trở thành một địa điểm quen nhớ cho những ai luôn mang trong mình niềm say mê với ẩm thực truyền thống Việt Nam nói chung và Sài Gòn nói riêng. Không chỉ với 2 chi nhánh mà Bò Kho Cô Mai còn mong muốn được phủ sóng diện rộng Sài Gòn và Việt Nam với món bò kho chuẩn vị mang dư âm của một thời xưa nhưng chẳng cũ. Với mong muốn giữ cho món bò kho truyền thống trở nên bất khả phân ly với người Sài Gòn mãi về sau, Bò Kho Cô Mai – Since 1984 đang bắt đầu từng bước mang miếng ngon của những ngày xưa dắt díu những mối liên hệ cho đến ngày nay và mãi về sau.