Tiếp theo hai số trước, chúng ta lại đến với chuyên mục về lại “Ăn rong Sài Gòn” cùng Bò Kho Cô Mai – Since 1984 trong số mới nhất hôm nay! Mà đã ăn rong thì đương nhiên phải kể đến những gánh hàng rong dầm nắng dãi mưa chở bao tảo tần thời tiết, chở cả những năm tháng kí ức tuổi thơ của ai đó, hay nhiều ai đó,…
Mỗi ngày, mỗi gánh hàng rong, có những đôi tay đang tất bật chăm chút cho từng món ăn, dù là đôi đũa mỏng tang rẻ tiền hay hũ mắm, lọ gia vị con con. Hay lại có những người bán hàng đang miệt mài cho xong nốt nồi nước dùng. Rồi sắp xếp lại cho gọn bộ bàn ghế nhựa sứt chỗ này mẻ chỗ kia cũ mèm,… Dù những công việc ấy phải làm cả khi mặt trời đã lặn hay phố vắng thưa người. Và ở nơi đó có cả miền kí ức như vương vấn đâu đây mà chẳng bao giờ quên.
- Ăn rong Sài Gòn cùng những món ăn truyền thống (P1)
- Ăn rong Sài Gòn cùng những món ăn truyền thống (P2)
Xin cho tôi gửi chút nhớ thương Sài Gòn thuở xưa, đã tạo nên “truyền thống” ăn rong như một thói quen chẳng bao giờ rời bỏ người dân Sài Gòn.
Dù ngày nay Sài Gòn chỉ còn vài phần trăm dân Sài Gòn chính hiệu, thế nhưng việc ăn rong lại chẳng bao giờ bỏ mặc đường phố Sài Gòn.
Chẳng cần phân định người Sài Gòn hay người chẳng phải Sài Gòn, bởi Sài Gòn nào là của riêng ai. Cứ nhớ cứ thương Sài Gòn là đã trở thành một phần của Sài Gòn, đã là người Sài Gòn. Hãy cùng Bò Kho Cô Mai – Since 1984 dạo chơi trong vùng trời ẩm thực Sài Gòn để tìm về giây phút kỉ niệm gắn bó với Sài Gòn nhé!
7. Bánh tráng trộn
Bánh tráng trộn tính ra mới xuất hiện mấy năm trở về đây chứ đâu có lâu.
Không biết từ khi nào mà Sài Gòn rộ lên trào lưu ăn bánh tráng trộn nữa. Mà cũng không biết từ khi nào mà từ trẻ con cho đến người lớn, không kể học sinh, sinh viên hay dân văn phòng,… Cứ chọn bánh tráng trộn là món ăn vặt nhai đỡ buồn miệng! Và thưởng thức bánh tráng trộn tuyệt nhất phải kể đến những bữa xế chiều, hay tối muộn.
Bàn về nguyên liệu thì món bánh tráng trộn đơn giản lắm.
Chỉ gọn gọn có vài thứ là làm nên bịch bánh tráng ngon lành cành đào. Bao gồm bánh tráng phơi sương, cắt thành từng sợi nhỏ. Đó là loại chẳng dày nhai khó hay cũng chẳng mảnh để được trộn xong ướt mèm xoắn xít chẳng ngon.
Khi trộn bánh tráng chẳng thể bỏ qua được vị chua chua của xoài xanh bào sợi. Hay cái vị the the cay cay của rau răm cắt nhuyễn. Cũng chẳng thể nào quên được việc rắc thêm chút muối tôm Tây Ninh cho thơm nồng nồng hắt nhẹ mũi. Và vắt nước tắc tạo nên dư vị chua chua vào. Thêm xíu mỡ hành phi với đậu phộng và chút tép rang thì hương vị đậm đà hơn. Cuối cùng là dăm ba cái trứng cút luộc và vài sợi khô bò lên trên là chuẩn bài luôn.
8. Cà phê bệt Sài Gòn
Cà phê bệt Sài Gòn sẽ là một lựa chọn hoàn hảo của không chỉ người Sài Gòn.
Là thức uống đập tan những suy nghĩ nhất định phải uống một ly cà phê giữa trung tâm Thành phố thì bắt buộc phải vào những quán sang trọng với giá nhỏ to cũng hơn trăm nghìn đồng một ly.
Chẳng cần những quán hàng cao cấp làm gì cả. Người Sài Gòn thích ngồi bệt mà uống cà phê.
Người bán sẽ đưa cho bạn những tờ báo để lót ngồi dưới vỉa hè, công viên thưởng mát và tám. Chỉ cần có chỗ che nắng ngoài kia, rồi lót mỗi tờ báo cũ để vừa ngồi tán dóc cùng chúng bạn 101 thứ trên đời. Vừa ngắm phố phường vừa được ngụm nhỏ ngụm to những ly cà phê chất lượng chỉ tầm hơn 10 ngàn đồng.
Thật ra cà bệt chẳng nổi bởi không gian thoáng đãng mát mẻ ngoài trời. Hay với giá siêu bình dân như thế đâu. Mà bởi cái tính phóng khoảng của người Sài Gòn từ xưa đến nay mà khiến cho cà phê bệt trở nên gần gũi hơn bao giờ hết.
9. Gỏi cuốn
Gỏi cuốn xuất xứ từ Trung Quốc
Tuy gỏi cuốn không có xuất xứ từ Sài Gòn mà từ Trung Quốc, thế nhưng món gỏi cuốn được bán ở các quán hàng rong trên đường phố Sài Gòn. Gỏi cuốn luôn là món ăn vặt được đánh giá cao ở đây. Bởi cách chế biến đơn giản nhưng vẫn giữ được sự tinh tế qua hương vị tự nhiên mà không qua dầu mỡ gì cả. Điều đặc biệt là gỏi cuốn lại còn dùng khá nhiều rau xanh để cuốn nữa chứ.
Nhân gỏi cuốn đa dạng và phong phú
Bàn về gỏi cuốn, nhân gỏi cuốn sẽ khác nhau tùy vào người bán cũng như vùng miền. Nhưng hình chung sẽ là thịt luộc. Thịt là thịt heo, được người bán thái mỏng thành miếng. Tôm luộc, bún tươi, dưa leo được cắt thành lát mỏng dài. Rau là lá hẹ cắt ngang thân, kèm với rau thơm, xà lách, …
Tất cả sẽ được người bán cuốn ngoài bằng bánh tráng gạo mỏng tang nhưng đàn hồi chắc ơi là chắc. Có nơi bán chỉ đơn giản là thịt, tôm rau và lá hẹ thôi. Thế nhưng âu chỗ nào cũng phải thêm 1 – 2 nhánh lá hẹ vào thì mới chuẩn bài gỏi cuốn.
Nước chấm ăn kèm là nước mắm được nêm nếm chua chua ngọt ngọt. Hoặc có thể là nước tương đen có ớt và đậu phộng rang giã dập. Đây là nước chấm giao thoa cho cách ăn của người Việt ta và người Hoa.
Chiều buồn buồn mà ngồi cùng chúng bạn nhâm nhi vài ba cái gỏi cuốn thì quá xá đã rồi!!!