Chè khoai dẻo có vị ngọt thanh thơm lừng của nước đường. Cùng những viên khoai đủ màu lung linh ngọt bùi, dai dai, hương vị thì không lẫn vào đâu được. Chị em nội trợ có thích món này giống Cô Mai không? Cơ mà phải nói công đoạn chế biến bắt đầu từ việc ngồi nhào bột, rồi cắt từng viên từng viên,… tuy cực là đấy, nhưng được cái làm ra cả nhà ủng hộ nhiệt tình nên hạnh phúc lắm đó nha!
Công thức chế biến món chè khoai dẻo chắc sẽ làm vài chị em nội trợ hơi “bực” nhẹ đây! Thế nhưng hãy nghĩ đến thành quả thơm ngon thì cố gắng xíu cũng không sao đâu mà chị em nhỉ? Chị em cũng đừng lo lắng quá, vì có công thức của Cô Mai ngay đây thì chị em còn sợ món gì mà chúng ta chưa thử nhi?
Nào giờ thì cùng nghía qua công thức chế biến món chè khoai dẻo của Cô Mai ngay chứ nhỉ?
- Cách làm kem trà xanh và kem chanh leo mát lạnh cho ngày hè oi bức!
- Cách làm món chân giò hấp bia thơm lừng hấp dẫn ăn là ghiền hoài!
- Cách làm món bún giả cầy thơm nồng cho gia đình cùng thưởng thức!
Nguyên liệu của món chè khoai dẻo:
- Khoai lang vàng : 150gr
- Khoai lang tím 150gr
- Khoai môn 150gr
- Bột năng 180gr
- Đường cát 115gr
- Đường thốt nốt 300gr
- Bột sương sáo 20gr
- Lá dứa, gừng
Cách làm khá đơn giản nhưng cần lắm sự kiên trì của các chị em nội trợ:
Bước 1: Sơ chế các loại khoai
- Khoai vàng, khoai tím, khoai môn gọt sạch vỏ.
- Rồi rửa sạch, cắt bỏ chấm đen, cắt bớt phần đầu củ khoai có nhiều xơ cứng.
- Sau đó cắt khoai thành khoanh tròn hơi dày.
Bước 2: Hấp khoai
- Xếp khoai cho vào xửng hấp. Đun sôi nước, khi nước sôi đặt xửng hấp lên trên, đây nắp kín.
- Hấp khoai với lửa lớn trong 10 – 15 phút. Kiểm tra xem khoai đã chín nhừ là được.
Bước 3: Nhào khoai cùng bột
- Vì cần nhào khoai với loại bột khi khoai còn nóng và nhào riêng từng loại khoai. Do đó chị em vẫn để khoai trên bếp, vẫn tiếp tục hấp nhé!
- Khi nhào đến loại khoai nào thì mới lấy khoai ra để giữ độ nóng cho khoai.
- Khoai lang vàng nóng, cho 60gr bột năng, 20gr đường cát, dằm đều, nhào bột và khoai. Trong quá trình nhào, nếu bột khoai khô, cho thêm từng chút nước, nhào kĩ.
- 2 loai khoai còn lại cũng làm tương tự như vậy.
- Nhào đến khi bột khoai mịn, sau đó nắn lại thành cục nhỏ, vê thành miếng tròn dài, mà bột khoai không bị nứt là được.
- Đôi với khoai lang tím & khoai môn, lượng bột năng cho vào giống như khoai lang vàng. Nhưng lượng đường cho vào nhiều hơn chút là 30gr (vì khoai vàng ngọt hơn).
- Tuỳ ý thích nếu muốn khoai dẻo hơn thì tăng lượng bột năng, lượng nước cho vào cũng nhiều hơn.
Bước 4: Tạo hình khoai
- Chia bột khoai nhỏ, lăn dài sẽ dễ hơn, bột sẽ không bị nứt.
- Hay lấy từng ít bột khoai, vo thành viên tròn sẽ dễ hơn, lăn dài thành hình trụ tròn. Nếu có nứt ít, vừa lăn vừa phải nắn bột, ấn chặt là hết.
- Dùng dao cắt thành những viên hình trụ nhỏ. Đun sôi nước, rồi cho các viên bột khoai vào.
- Tiếp tục đun sôi, viên khoai dẻo sẽ nổi lên trên, sau khi khoai nổi lên hết đun thêm 2 – 3 phút là được.
- Sau đó vớt ra cho vào tô nước đá lạnh. Để ngâm 5 phút, cho thêm 15gr đường cát vào trộn đều.
Bước 5: Làm thạch sương sáo:
- Cho 200ml nước lọc vào cùng 20gr bột sương sáo.
- Khuấy tan bột, cho vào nồi 200ml nước, đun sôi.
- Khi nước sôi cho vào 20gr đường cát, khuấy tan đường.
- Rồi cho nước sương sáo vô nồi, khuấy liên tục, đến khi chuyển màu trong là được. Nhanh tay cho vào hộp đựng.
Bước 6: Nước đường thốt nốt :
- Gừng gọt vỏ, rửa sạch, cắt lát mỏng
- Cho vào nồi 1 lít nước. Rồi cho 300gr đường thốt nốt và gừng vô rồi để lửa lớn
- Kh nước nóng cho lá dứa vào đun sôi, sôi 5 phút tắt bếp, vớt lá dứa ra để nguội.
Khi ăn chị em nên cắt nhỏ thạch sương sáo, xếp khoai dẻo, thạch sương sáo vào chén. Sau đó chan nước đường thốt nốt lên và thưởng thức.
Có thể chan thêm nước cốt dừa ăn kèm hay thêm đá nếu muốn ăn lạnh.
Thạch sương sáo, nước đường thốt nốt bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh, khoai dẻo sau khi luộc chín để ở nhiệt độ phòng.
Chúc chị em vào bếp thành công với công thức chế biến món chè khoai dẻo có một không hai của Cô Mai nhé!