Liệu bạn từng có cho mình những ranh giới phân biệt rạch ròi giữa bò kho và bò kho ngon? Liệu có bao giờ bạn ăn một món bò kho mà tất cả các giác quan cùng “reo ca” hoan hỉ trong hưởng thụ? Khi bản thân bạn được thưởng thức món bò kho bằng tất cả sự thích thú thì ngay khoảnh khắc đó bạn không chỉ đang nếm một món ăn đơn giản mà là bạn đang hòa mình vào tất cả tinh hoa ẩm thực.
Đối với cá nhân mình, tôi luôn cho rằng qúa trình thưởng thức món ăn chính quá trình vừa nhuốm chút màu sắc khắc nghiệt mà lại mang đến cho người thưởng thức nhiều cung bậc cảm xúc nhất.
Vì sao lại là khắc nghiệt? Chắc nhiều người đang tự hỏi rằng “vì sao ăn mà lại phải khắc nghiệt gì ở đây?” đúng không nào? Thế thì xin vâng, khắc nghiệt mà tôi muốn đề cập ở đây chính là việc ám chỉ quá trình bạn đang sử dụng các giác quan của bản thân để mà khi cầm, nhìn, ngửi, nghe và nếm món ăn. Hay còn gọi với những cái tên nghe sặc mùi khoa học hơn đó chính là xúc giác, thị giác, khứu giá, thính giác và vị giác. Tất cả các giác quan của cơ thể bạn như được hoạt động hết công sức khi bạn bắt đầu quá trình thưởng thức một món ăn nào đó. Khắc nghiệt ở đây chính là sự hoạt động tối đa của các giác quan hòng giúp bạn tìm ra được khẩu vị riêng của chính mình và biết đâu là cái vị mang đến sự khoái khẩu. Khắc nghiệt ở đây không nhất thiết ám chỉ sự hoạt động của các giác quan mà là cách chúng “buông lời” nhận xét ngay từ giai đoạn cầm – nắm (xúc giác) đến cuối quá trình nêm nếm (vị giác). “Ồ ngon thế!”, “Ôi dở kinh khủng!!!”,… Đâu phải khi không mà chúng ta luôn buột miệng khen hay chê món ăn bất kỳ mà chúng ta được thưởng thức. Đó chính là quá trình hoạt động của 5 giác quan và sự khắc nghiệt của món ăn chung quy cũng xuất phát từ thói quen ăn uống của bản thân. Nghe thì có vẻ thấy các giác quan hoạt động vất vả là thế nhưng chúng lại vất vả trong vui vẻ chứ nào có buồn đau gì.
Từ giây phút bạn bắt đầu sử dụng xúc giác, bạn xác định được sơ lược những yếu tố liên quan đến độ dày, đổ mỏng hay độ giòn, độ dai,…của món ăn. Việc sử dụng thị giác giúp bạn phát hiện bằng mắt tất cả gam màu của món ăn, thị giác có vai trò khá quan trọng tác động đến hành động cuối cùng là quyết định ăn hay không ăn, nào gam màu, nào bố cục của món ăn, nào cách phối hợp của các nguyên liệu có đủ hài hòa,… Ngay lúc đó khứu giác bắt đầu “tự ý” ngửi lấy ngửi để no nê mùi vị của món ăn, thơm mùi nồng cay hay một mùi dịu nhẹ,… Thính giác lại giúp bạn nghe được những âm thanh sống động của món ăn, có phải bạn cũng hay để ý cách âm thanh của món ăn khi được nhai chậm, nhai nhanh,… Cam đoan rằng ở đây có nhiều bạn khi thưởng thức một món ăn bất kỳ luôn chú ý lắng nghe món ăn được nhai với những âm thanh giòn tan như “rộp rộp”, hay húp “soàn soạt”,… Nghe vào tai đôi khi tạo nên những thú vui lạ đúng không nào? Thức ăn khi được nhai ngấu nghiến bởi cách cả cơ hàm bạn cử động và cách mà lưỡi đẩy thức ăn đi khắp vòm miệng báo hiệu cho bạn biết bạn đã triệt để sử dụng tốt vị giác. Ăn không chỉ đơn giản là ăn không thôi mà còn là cả một quá trình mà các giác quan của cơ thể được sử dụng triệt để.
Nào có nói ngoa khi cho rằng một món bò kho ngon chuẩn vị phải khiến tất cả giác quan được đong đầy trong hạnh phúc.
Cái cảm giác hạnh phúc vì được chạm vào bát bò kho nóng hôi hổi, dù là khi ăn với bánh mì, cơm, hủ tiếu hay mì thì món bò kho sẽ chỉ thật tuyệt khi được thổi bùng lên cơn nóng cho đôi tay ta mỗi khi chạm vào bát. Không phải là cái nóng rát mà là cái nóng hài lòng có thoáng chút giật mình khi chạm vào bát bò kho, khiến ta vội vàng để bát xuống bàn rồi thổi vù hai bàn tay hay dùng cách quen thuộc nhất là nhanh chóng chạm vào hai dái tai như một biện pháp “làm mát “. Cái nóng của món bò kho làm ta như bị hối thúc nhanh chóng mà thưởng thức ngay cái dư vị nồng nàn của món ăn.
Thế rồi dù có bị cái nóng hung ta đôi chút, ấy thế mà cơ thể ta vẫn muốn được thưởng thức trọn vẹn món bò kho. Thế là ta “ăn” nhanh bằng mắt cả bát bò kho đang bốc từng làn hơi nóng lên, làn khói vương vấn nhẹ nhàng níu kéo sự chú ý của ta. Để rồi sau đấy ta chạm ngay đến những gam màu sắc nóng của tất cả các nguyên liệu được hòa quyện với nhau tạo nên sự “nóng bỏng” kích thích sự thèm thuồng cho đôi mắt. Nào có kém cạnh chi cái làn hơi nóng bốc lên của bát bò kho. Nước bò kho sóng sánh đỏ điều bên cạnh miếng thịt bò màu màu nâu đỏ đã chín dai, lại thêm chút sắc cam của cà rốt, thêm chút sắc xanh của hành lá và rau ngò được cắt nhỏ dành cho khâu trang trí đơn giản nhưng đẹp mắt. Những gam màu nóng cứ thế “vờn” nhau như thiêu như đốt ánh nhìn của ta.
Để rồi trong cơn say mê ta vội hít ngay một làn hương bốc lên từ món bò kho để “ăn” ngay cái làn hơi vương vấn đấy. Mùi hương cay cay nồng nồng, thơm chút hoa hồi, thơm cả cái đậm đà được tạo nên từ quá trình hầm bò kho hàng giờ liền. Nhắm nhẹ đôi mắt, ai đó từng nói khi ta nhắm mắt thì các giác quan khác của chúng ta chợt “nhạy” lạ thường, tôi tin là thật đấy, bởi khi muốn đánh giá bất kì món ăn nào, tâm trí tôi luôn vô thức dành hẳn gần 1 phút để chỉ nhắm nhẹ đôi mắt và thưởng thức món ăn bằng làn hương nhẹ nhàng mà món ăn mang đến. Và như si mê, ta hít ngay trọn vẹn làn hương thơm đậm đà của món bò kho.
Và như thể đã quá sức chịu đựng, ta gắp ngay một đũa to nào thịt và cà rốt mềm, lại húp ngay một thìa nước sốt đậm đà. Miếng thịt bò được chọn lựa và nấu kĩ đến mức ta bất chợt thốt lên từ “tuyệt vời” trong tiềm thức và tâm trí ta bắt đầu ra lệnh cho môi miệng ta tấm tắc khen món ăn. Khen vì độ dai và độ mềm của miếng thịt được nấu rất khéo léo, thịt mềm từng thớ ngọt ngào, ngay trên miếng thịt bò là phần gân dai giòn. Cà rốt chín mềm vừa vị, vừa giữ nguyên cái vị nguyên thủy của cà rốt không thể pha trộn, vừa lại thơm thấm đẫm mùi vị đặc trưng của bò kho. Nước sốt đậm đà được nấu kĩ thơm nồng nàn, chút béo không ngấy, vừa lòng cả môi miệng.
Nhai miếng thịt bò pha gân, cơ miệng vừa hoạt động mà tai ta cũng đồng thời “ăn lấy ăn để” cái âm thanh của miếng thịt bò được đẩy đi đẩy lại bằng lưỡi và cơ hàm. Cả cái âm thanh húp ” soàn soạt ” nước dùng đậm đà hay cái cách đôi tay ta nhanh nhảu xé ổ bánh mì kêu giòn rụm.
Tôi từng có thời gian chẳng để ý cách mình ăn ra sao. Chỉ đơn giản là nếm và thấy vừa vị là đủ vui vẻ. Thế nhưng càng “đi rong” để khám phá kho tàng ẩm thực rộng khắp, được thử nhiều món ăn khác nhau ở nguyên liệu, cách chế biến, quốc gia,… tôi chợt nhận ra quá trình cảm nhận hương vị món ăn của mình hình như càng ngày càng thay đổi. Sự linh hoạt của các giác quan trong quá trình ăn khiến tôi cảm nhận món ăn theo nhiều cách khác nhau hơn và tôi hài lòng với điều đó.
Từng dành rất nhiều thời gian để dạo chơi nhiều quán hàng lẫn ngõ ngách khác nhau để “truy lùng” những món ăn tuyệt vời, tôi đã phải “siêu lòng” ngay với món bò kho của Bò Kho Cô Mai. Quán cô bán đơn giản lắm, chỉ loay hoay giữa bò kho bánh mì, hủ tiếu bò kho (dai + mềm), mì trứng bò kho,… ấy thế mà hương vị như tạc sâu vào tâm trí ta. Không gian retro hoài niệm một thoáng Sài Gòn xưa. Cô chủ quán hiền lành tính tình cởi mở, hay bắt chuyện với khách ghé thăm chỉ đề rôm rả không gian quán. Món ăn lúc nào cũng nóng hôi hổi được chế biến tinh tế bởi tay nghề đã hơn 35 năm của cô chủ quán, một hương vị hoài niệm khó phai.
Tham khảo một số bài viết khác dưới đây
- Bò kho ăn gì thì ngon? Bánh mì? Cơm? Hủ tiếu?…
- Liệu món bò kho Ấn Độ có thật sự ngon ?
- Loại rau gì thường ăn kèm với mòn Bò kho đậm đà
Quả thật, ta ăn không chỉ bằng miệng, mà còn bằng mắt, mũi, tai hay tay. Tất cả các giác quan hoạt động có vẻ khá khắc khổ để chính chủ có thể cảm nhận được trọn vẹn món ăn sống động nhất. Có vẻ sau bài viết này trước khi bắt đầu thưởng thức món ăn nào đó bạn sẽ phải dành thời gian để lắng nghe các giác quan muốn nói gì đấy!