Nhắc tới cái danh xưng bò kho là nhắc đến một món ăn đầy đơn sơ nhưng gói ghém trong mình là cả những ý nghĩa đi đôi với dòng chảy lịch sử của một miền đất nhộn nhịp gánh bao đau thương nay bỗng hóa hình hài rực rỡ – Thành phố Hồ Chí Minh, tuy nhiên lại được gọi với cái tên thân thương là Sài Gòn.
- Cân đo đong đếm hủ tiếu dai bò kho và hủ tiếu mềm bò kho
- Bò kho ăn ngon nhất vào thời điểm nào?
- Ăn bò kho là phải có các thứ gia vị này mới chuẩn vị!
Bò kho là món ăn đại diện cho cả một nền ẩm thực tinh hoa của đất nước Việt Nam ta, được người người nhà nhà ưa chuộng, từ trẻ đến giá từ trai đến gái, ai mà chẳng mê điếu đổ cái món bò kho. Cái mó bò kho đơn giản ấy thế mà lại mang trong mình những ý nghãi vô cùng “trịnh trọng” khi được “khai sinh” ngay trên mảnh đất Sài Gòn mang lắm mệt nhoài của một chế độ Pháp thuộc, tuy nhiên với cái mùi vị tuyệt vời là hương thơm hấp dẫn đậm chất riêng và mùi vị như gây nhớ gây thương gây mê hoặc lòng người.
Với sự gần gũi của nó mà bò kho thời đó được yêu thích lắm, người Sài Gòn dạo đó chuộng quá nên cứ cả ngày cứ lai rai hoài bò kho chẳng ngán, ăn thì ăn chung với nào cơm, bánh mì, mì, hủ tiếu,… ai thích ăn gì là ăn, miễn sao cái tô bò kho đặt trước mặt nó còn nóng hổi nghi ngút khói là thích mê rồi. Chấm bánh mì với bò kho, chan bò kho cùng cơm mà ăn, hay trụng sợi mì với sợi hủ tiếu rồi nấu loãng loãng nước bò kho mà ăn,… đa dạng cách ăn với những tâm hồn ăn uống.
Mà cái thời đó nào có nhiều thịt bò để mà nấu cái món bò kho cho chất lượng như ngày nay. Thịt thời đó quý như châu, nên mỗi tô bò kho được người bán rong hay quảng gánh ngồi ngoài lề đường hay tiện tằn mà cho ít thịt mỏng tang cho có “hương có hoa”. Mà thịt bò cũng nào có phải thịt bò nguyên chất mà còn phải trộn lẫn với thịt heo, mà thịt bò hay thịt heo gì thì cũng khó mà được ăn nhiều, nên cứ cho dăm ba miếng mỏng dính tượng trưng thôi.
Bò kho xuất phát từ chính Sài Gòn – kiểu món bò kho chuẩn vị miền Nam, ấy thế mà cũng được “đưa” ra tới ngoài Bắc, nhưng mà ẩm thực Nam – Bắc có nhiều điểm khác nhau, nên bò kho ra đến đó cũng được “cải biến” cho nó hợp khẩu vị của người ăn hơn.
Cái chung nằm ở độ mềm thịt dai gân của thịt bò, bò kho nóng hôi hổi ăn mới được ngon. Với thịt nạm bò pha với chút gân, lựa thịt phải lựa cho kĩ phần đó thì khi nấu mới chuẩn bài. Thịt bò được nấu trên ngọn lửa chỉ bén xíu đáy nồi, vì thế mà ngọn lửa như chất xúc tác làm cho thịt bò được mềm mại đến từng thớ, khi chín sẽ rất vừa iệng, chút dai gân chút mềm thịt. Mà cái nước dùng của mon bò kho, dù được nấu vớ công thức nào cũng phải có cái chất riêng của bò kho.
Nước dùng bò kho chuẩn vị Nam phải đủ các vị, mặn ngọt cay béo có hết. Vì nước dùng được cho rất nhiều gia vị nên nước dùng cũng đầy đủ các vị được hào quyện với nhau, mằn mặn, cay cay nồng nồng, lại ngọt ngọt mà phải đảm bảo beo béo không gây ngấy.
Nước dùng bò kho ở miền Bắc lại khá khác khi cho gia vị ít hơn, không đường như miền Nam, mà chỉ dùng mì chính là chính. Lại thêm ít bột mì hòa với nước rồi cho đều tay vào nồi bò kho để được sền sệt láng động, ăn như súp vậy đấy. Vẫn cay cay nồng nông nhưng lại giảm đi cái vị beo béo, ngọt ngọt, mằn mặn. Mà người Bắc hay nấu bò kho theo công thức Phở bò kho luôn chứ ít khi ăn với bánh mì, mì tôm, mì trứng, hủ tiếu như ở Nam.
Rau củ ở bò kho hay nấu với cà rốt, miền Nam là thế nhưng ở miền Bắc người ta hay cho thêm vào bò kho thêm khoai tây, hành tây và cà chua. Cà chua sẽ được “tao” dầu trước cho mềm và được sử dụng như thành phần tạo nên màu sắc cho món ăn. Cà rốt, khoai tâu và hành tây được cắt thành những miếng vừa ăn cho vào nồi sau cùng, vẫn đảm bảo ngọn lửa chỉ bén lấy đấy nồi, như vậy mới có được sự hòa quyện “ngọt ngào” cho bò kho thêm tròn vị.